Nguyễn - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn (đôi khi viết tắt Ng̃; chữ Hán: 阮) là họ của người Á Đông. Nó là họ người phổ biến nhất của người Việt.[1][2] Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Triều Tiên và Trung Quốc[3] (bính âm: Ruǎn, Việt bính: Jyun2) dù ít phổ biến hơn. Trong tiếng Triều Tiên, họ này đọc là Won hay Wan (원 hay 완).

Có những dòng họ lớn có lịch sử lâu đời mang họ Nguyễn.

Mục lục

Độ phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một số nghiên cứu, khoảng 40% người Việt có họ này.[2] Ngoài Việt Nam, họ này cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. Tại Úc, họ này đứng thứ 7 và là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất.[4] Tại Pháp, họ này đứng thứ 54.[5] Tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000,[6] nhảy một cách đột ngột từ vị trí thứ 229 năm 1990,[7] và là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất. Tại Na Uy họ Nguyễn xếp hạng thứ 73[8] và tại Cộng hòa Séc nó dẫn đầu danh sách các họ người ngoại quốc.[9]

Theo dòng lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều trường hợp và sự kiện khiến người họ khác đổi tên họ thành họ Nguyễn:

Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu họ Lý đổi sang họ Nguyễn với lý do nếu không đổi sẽ phạm húy: ông nội của Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông) là Trần Lý.

Suốt 1000 năm, từ năm 457 đến thời Hồ Quý Ly ở vùng đất Hải Dương và một phần Hải Phòng ngày nay có huyện Phí Gia (cả huyện toàn là người họ Phí), vào cuối đời nhà Lý và đời nhà Trần đã có rất nhiều người họ Phí đổi sang thành họ Nguyễn và họ Nguyễn Phí. Đến đời nhà Lê, triều đình đã đổi tên huyện Phí Gia thành huyện Kim Thành.

Chi trưởng (thánh phái) đổi làm họ Nguyễn. Bàn rằng: Cứ suy ngẫm cách quy định của phái thánh đổi làm họ Nguyễn, lấy liễu leo đứng trước chữ Nguyên thành chữ Nguyễn 阮 là dòng trưởng, lại còn có ý nghĩa phải nhớ lấy niên hiệu Nguyên Phong của đời vua Trần Thái Tông.

Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu họ Mạc cũng đổi sang họ Nguyễn.

Trần Quang Diệu (và vợ là Bùi Thị Xuân) làm quan lớn cho nhà Tây Sơn, chống lại Nguyễn Ánh, sau khi nhà Tây Sơn cáo chung, con cháu Trần Quang DiệuBùi Thị Xuân bị trả thù khốc liệt, phải đổi thành nhiều họ, trong đó một số thành họ Nguyễn.

Tục phong quốc tính (cho mang họ vua) dưới thời Nguyễn. Ví dụ: Huỳnh Tường Đức có công với Gia Long được đổi thành Nguyễn Huỳnh Đức.

Người Việt Nam nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Triều đại phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]


Gia Long - vua đầu tiên nhà Nguyễn

Trong lịch sử Việt Nam, có tới hai triều đại mang họ Nguyễn là nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn có nguồn gốc từ lực lượng chúa Nguyễn cát cứ ở Đàng Trong. Nhà Tây Sơn có nguồn gốc từ họ Hồ, tuy nhiên đã đổi thành họ Nguyễn.

Chúa Nguyễn: Nguyễn HoàngNguyễn Phúc NguyênNguyễn Phúc LanNguyễn Phúc Tần,Nguyễn Phúc TháiNguyễn Phúc ChuNguyễn Phúc ChúNguyễn Phúc KhoátNguyễn Phúc ThuầnNguyễn Phúc Dương..

Một số thân tộc tiêu biểu:

Nhà Tây Sơn: Nguyễn NhạcNguyễn HuệNguyễn LữNguyễn Văn BảoNguyễn Quang ToảnNguyễn Quang Thùy.

Nhà Nguyễn: Gia LongMinh MạngThiệu TrịTự ĐứcDục ĐứcHiệp HòaKiến PhúcHàm NghiĐồng KhánhThành TháiDuy TânKhải ĐịnhBảo Đại.

Chính trị phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]


Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi

Nguyễn Trường Tộ

Quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]


Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại thi hào Nguyễn Du

Văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Y học[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ nghề[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học - Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

các tiến sĩ thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]


Thiền sư-quốc sư nhà Lý
Hòa thượng Thích Trí Tịnh- Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hậu phi[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

Người Đẹp[sửa | sửa mã nguồn]

Họ ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Người cao tuổi[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Thị Trù (4/5/1893 – 12/7/2016), được Hiệp hội Kỷ lục Thế giới công nhận ngày 23 tháng 4 năm 2015 là người cao tuổi nhất thế giới.

Người Trung Quốc nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]

Cận đại[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Linh Ngọc, tên khai sinh Nguyễn Phượng Căn, nữ diễn viên Trung Quốc thời kỳ Dân Quốc

Hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vật hư cấu[sửa | sửa mã nguồn]

Người Chăm Pa nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Người Mỹ nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Việt kiều khác[sửa | sửa mã nguồn]

Những phóng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Trên một số trang mạng gần đây, thậm chí trang của CLB Văn hóa của một trường đại học ở Hà Nội, đăng tải những phóng tác, rằng họ Nguyễn là một trong các họ đã ra đời từ "thời tiền sử", và thuỷ tổ thần thoại của người Việt hồi 5.000 năm trước, Kinh Dương Vương, có hẳn họ tên là Nguyễn Lộc Tục.[16][17]

Cách diễn giải lòng vòng cho có vẻ khoa học làm một số người dễ tin theo. Tuy nhiên phóng tác này trái với lịch sử đặt tên họ và dùng chữ viết của người Việt là bắt đầu từ đầu Công nguyên, khi cuộc Bắc thuộc bước vào giai đoạn ổn định.

Truyền thống dòng tộc[sửa | sửa mã nguồn]


Khánh thành nhà thờ dòng tộc Nguyễn Thành ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Trong giai đoạn đương đại, dòng tộc họ Nguyễn ở các nước, đặc biệt tại Việt Nam và Trung Quốc có xu hướng gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, với mục tiêu cao nhất là gắn kết các chi tộc từ khắp nơi trên thế giới với nhau. Một số hoạt động truyền thống có thể kể đến, như: xây dựng ngày giỗ Tổ dòng tộc, chi tộc[18]; lập Quỹ khuyến học; Dựng văn bia, Nhà truyền thống[19]; các hoạt động văn hóa - văn nghệ;...Ở một số nơi của Việt Nam, các thế hệ dòng tộc họ Nguyễn lập thành các Nhà thờ Tổ dòng họ với quy mô thành viên đến hàng ngàn người từ khắp các tỉnh, thành và hải ngoại về nước tụ họp trong ngày giỗ Tổ[20].

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập655
  • Máy chủ tìm kiếm521
  • Khách viếng thăm134
  • Hôm nay161,063
  • Tháng hiện tại1,669,436
  • Tổng lượt truy cập11,710,326
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây