Tương truyền những vị vua nhà Nguyễn không quan tâm đến việc đào tạo quân đội nhiều như trước nên quân lính cùng vũ khí ngày càng lạc hậu.
Vốn là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, triều Nguyễn tồn tại hơn 143 năm cùng nhiều đời vua chúa, mãi năm 1945 mới kết thúc sau khi Pháp xâm lược.
Binh lính triều Nguyễn thuộc thời cận đại nên được trang bị vũ khí hiện đại hơn so với trước. Tuy nhiên, số lượng vũ khí cho binh lính có hạn, thời gian luyện tập hạn chế nên không đủ sức chống lại thực dân Pháp. Nước ta thời Pháp thuộc được Pháp chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau, lần lượt là Bắc Kỳ (Tonkin), Nam Kỳ (Cochinchine) và Trung Kỳ (Annam).
Tại xứ Trung Kỳ (Annam), lính thú nhà Nguyễn có nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ triều đình khỏi những vấn đề từ bên ngoài. Triều đình đã cho xây dựng và đào tạo một số loại lính thú, được gọi là “Lính khố vàng”, thắt lưng được làm bằng dây vải màu vàng, có nón đội trên đầu, chóp nón làm bằng đồng thau.
Các loại quân lính thời nhà Nguyễn gồm: “Lính kinh đô” có nhiệm vụ bảo vệ hoàng gia và kinh thành Huế, “Lính thượng tứ” gồm lính kỵ binh và lính bộ binh’ “Lính kỹ thuật” có nhiệm vụ lo binh khí và súng thần công. Lính triều đình chưa có giày dép nên vẫn đi chân đất. Binh lính thời kỳ này đã được trang bị súng hỏa mai, nhưng họ chủ yếu vẫn dùng đao và kiếm. Súng hỏa mai vẫn là loại súng thô sơ, được tạo nên từ một ống kim loại, thuốc súng và đạn dược nạp trên đầu, phải châm ngòi thì nó mới nổ.
Khả năng bắn của súng hỏa mai không nhanh, sau này nó được thay thế bằng súng trường, dùng vỏ đạn kim loại có lực bắn mạnh và nhanh hơn. Đến thời vua Gia Long còn xuất hiện thêm súng đại bác thần công, tên đầy đủ là “thần uy tướng công” hay còn gọi là súng lớn hay pháo. Loại súng này có khả năng bắn đạn ra tầm xa và lực phá hủy mạnh hơn súng hỏa mai.
Để chọn binh lính cho triều đình, thanh niên trai tráng trong làng sẽ được xã, thôn ghi vào sổ đinh, sau đó chọn lựa kỹ càng rồi gửi lên quan huyện, chuyển lên phủ. Người được chọn sẽ làm nhiệm vụ ở địa phương hoặc đưa lên triều đình đào tạo. Những người lính thú bảo vệ biên cương sẽ phải rời xa quê hương, trấn giữ biên giới trong 3 năm. Thời đó gọi là “chế độ quân dịch” còn ngày nay gọi là “nghĩa vụ quân sự”.
Công việc này rất vất vả, bao khó khăn gian khổ rình rập. Hết rừng thiêng nước độc, hùm beo, cá sấu đầy rẫy, rắn độc, muỗi hay các hiểm họa khác có thể khiến những người lính bỏ mạng bất cứ khi nào. Bên cạnh đó, việc canh gác, bảo vệ phải làm ngày làm đêm, ăn uống cực khổ, sức khỏe không ổn định, nhiều người không chết vì bệnh cũng chết bởi đói khát.
Bên cạnh đó, vua triều Nguyễn ngày càng không quan tâm đến đào tạo, trang bị quân đội nhiều như trước. Ngân khố hạn chế, quân đội ngày càng lạc hậu, sa sút. Dưới thời vua Gia Long hay Minh Mạng lấy cách tổ chức của quân đội phương Tây làm kiểu mẫu, số lượng người cầm cờ giảm từ 40 xuống còn 2 người, chỉ cần chất lượng, không cần số lượng.
Đến thời vua Tự Đức, tình hình vẫn không được cải thiện khi vũ khí đều cũ kỹ, thủy binh không được chăm chút, binh pháp không được cải tiến. Cách dẫn quân, đánh trận không được cách tân mà theo hướng bảo thủ. Do đó, không có gì lấy làm lạ khi thành Gia Định dễ dàng rơi vào tay Pháp. Sau này, 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cũng phải nhường lại cho thực dân Pháp. Quân Pháp nhân cơ hội đó chiếm luôn 3 tỉnh Nam Kỳ: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Có thể thấy, triều Nguyễn không chịu cải cách quân binh, chỉ chăm chăm giữ lại cái cũ khiến cho việc đào tạo quân đội bị kìm hãm, dẫn đến việc mất nước.
Nguồn tin: songdep.com.vn
Ý kiến bạn đọc